[Chia sẻ kinh nghiệm học Anki]

Là một người tiếp cận Anki lâu năm, cũng từng bỏ Anki vài năm vì quá mất thời gian. Hôm nay mình xin phép chia sẻ những trải nghiệm của mình trong thời gian học Anki.

Mình biết và tiếp cận Anki từ khá sớm. Cách đây khoảng 8 năm, lúc đó mình còn là một học sinh cấp 3. Mình đã từng chật vật học tiếng Anh và vô tình biết đến Anki. Lúc đó, mình khá là gà, chỉ biết mỗi mẫu thẻ Basic thôi, cứ front là từ, back là nghĩa mà gõ tới. Vì đơn giản vậy nên nhập từ rất nhanh, chỉ tốn thời gian tra từ tí thôi. Hiệu quả học cũng rất tốt, và mình nghĩ chắc đây là “chân lí” cmnr. Nhưng 1 thời gian, từ ngày càng khó, có từ tới 2-n nghĩa nên học tới 1 mức độ nào đó tự nhiên não cứ bị xoắn lên ko biết từ đó nghĩa nào cũng chả biết cách vận dụng ra sao do chỉ chăm chăm đọc nghĩa mà bỏ qua ví dụ. 1 thời gian sau, mình quyết định bỏ vì quá mất thời gian mà ko còn thấy hiệu quả nữa.

Lên đại học, mình lướt facebook thấy mọi người giới thiệu app Quizlet nên cũng mon men tải về dùng thử thì thấy “ơ có khác gì Anki ngày xưa đâu nhỉ?” Thế là mình lại lên mạng tìm hiểu 1 lần nữa xem Anki dạo này thế nào rồi thì bất ngờ thay nó vẫn sống nhăn, ko những thế lại có rất nhiều người nói về nó. Thế là mình lại quyết định thôi thì “yêu thêm lần nữa” có sao đâu. Mình tìm kiếm tất cả các video về Anki. Lúc này mình cũng còn gà tới mức ko biết chỉnh màu chữ, hay đóng khung cho thẻ thế nào. Loay hoay 1 hồi mò ra 1 video 1 anh khoe thẻ nhưng lại ko share thẻ. Vì mê cái design của ảnh quá nên quyết định pause video lại căng mắt ra soi code (chất lượng video 480p =))) rồi gõ lại từng chữ. Thiếu chữ nào làm code ko chạy lại banh mắt dò (viết tới đây quả là khâm phục cái tôi ngày xưa quá :))). Và cuối cùng cũng lần đầu tiên bước ra khỏi giới hạn của bộ thẻ… basic, cũng biết tải audio về rồi kéo vào Anki. Bộ thẻ của mình lúc này đẹp hơn và cũng có audio. Nhưng khổ nỗi ngồi kéo kéo cả ngày chả học hành gì hết nên giai đoạn 2 này cũng nhanh chóng bị… drop.

Tới khi ra trường đi làm rồi, biết code cũng nhiều rồi. Đột nhiên 1 ngày lướt youtube của anh Hieu Cao. Thấy ảnh giới thiệu 1 loạt addon của Anki, mình mới chợt gõ đầu “sao hồi đó ko biết tới addon sớm hơn nhỉ?” thế là mình tìm hiểu xem addon là gì, cách sử dụng,… Lúc này tầm hiểu biết của mình về Anki như được khai sáng. Việc sử dụng addon giúp cho việc tạo thẻ của mình bây giờ chỉ mất khoảng 1/10 thời gian học. Cộng thêm bấy giờ mình cũng hiểu dc code sơ sơ nên hầu hết addon mình cần (mà bị lỗi) mình đều có thể tự fix mà ko phải nhờ tác giả. Tuy nhiên, bây giờ lại nảy sinh vấn đề mới. Hầu hết addon chỉ hỗ trợ lấy nghĩa tiếng Anh, ko có nghĩa tiếng Việt thì phải làm sao? Ban đầu mình giải quyết đơn giản bằng google dịch. Sau học thấy nó trớt quớt nên quyết định sẽ edit bằng tay trong khi học (tức là học tới đâu ấn edit thêm tới đó) và kết quả là có bộ Destination B1&2 đã share cho các bạn qua AnkiWeb với full nghĩa tiếng Việt xịn xò. Thế nhưng cách này lại ko áp dụng dc cho bộ Destination C1&2 vì bộ này khá khó và có nhiều nghĩa lạ nâng cao mà chả biết trong tiếng Việt có từ nào nghĩa tương đương ko. Việc này làm mình stress một thời gian vì khá mất thời gian tra từ. Và học 1 thời gian mình cứ có cảm giác mình phải suy nghĩ mọi thứ bằng tiếng Việt trước khi nói ra bất cứ điều gì. Và việc cứ so sánh giữa tiếng Việt với tiếng Anh làm não mình hoạt động khá nhiều trong lúc giao tiếp.

Khoảng 6 tháng trở lại đây mình thay đổi cách làm thẻ. Ko còn chú trọng phải có nghĩa tiếng Việt nữa, mà thay vào đó là chú trọng vào ví dụ. Từ nào lạ thì mình có thể tra trong lúc học. Fact: đây có thể là lý do vì sao Anki trên iOS lại tính phí vì ở khoản tra từ này nó khá xịn (trên Android mình ko rõ có tiện như vậy ko). Khi học từ mình đọc nghĩa bằng tiếng Anh, cố hiểu rồi nhớ ra từ (vừa học từ vừa tăng khả năng đọc hiểu), lật mặt sau thì mình sẽ dịch từng câu ví dụ, highlight những collocation đi kèm, nhờ siri đọc cả câu rồi nhại theo (Đỡ tiền mua awesomeTTS hehe). 1 thẻ từ mới mình có thể học hết 1p, nhưng mình tin là thà 1p 1 từ còn hơn 1p học 6 từ mà chả biết dùng từ nào.

TỔNG KẾT LẠI, ĐỂ DÙNG ANKI HỌC NGOẠI NGỮ HIỆU QUẢ MÌNH RÚT RA NHỮNG ĐIỀU SAU:
  1. Giảm thời gian tạo thẻ của bạn lại, nó chẳng tạo dc chút giá trị nào cho bạn đâu. Cái gì khó kiếm hay mất thời gian quá thì suy nghĩ xem có quan trọng để bỏ thời gian ko? có cách nào nhanh hơn để lấy ko?
  2. Chú trọng phát âm, collocations, ngữ cảnh.
  3. Nên dùng ví dụ lấy từ từ điển vì những ví dụ này đã được chuẩn hoá và phân loại theo nghĩa cần học. Nếu dùng ví dụ trong đoạn văn bạn đọc trên mạng (bằng ODH) thì sẽ gây rối cho bạn vì có khi ko đủ dữ liệu để hình thành nên ngữ cảnh của từ
  4. Tập suy nghĩ bằng thứ tiếng bạn muốn học. Nếu có thể hãy tự định nghĩa từ cần học bằng thứ tiếng đó luôn.

P/s: Trên đây là những trải nghiệm của mình từ lúc biết đến Anki tới bây giờ và những kinh nghiệm xương máu mình rút ra. Có thể, có nhiều bạn có phương pháp học khác như học qua film chẳng hạn (thực ra học qua film cũng là học qua ví dụ và thử suy nghĩ bằng tiếng Anh như cách mình học thôi nhưng mình ko thích cách học này vì tâm lý lúc học là cứ phải pause lại để nhẩm lại câu làm giảm trải nghiệm xem film, mình cũng có học qua film nhưng thường ko để sub hoặc engsub chứ ko tạo thẻ lúc xem film). Nếu bạn thấy phương pháp của bạn hiện tại là tốt với bạn thì bạn cứ tiếp tục thôi.

Đoạn video dưới đây mô tả quy trình học 1 thẻ Anki của mình. Bộ thẻ là chính là bộ Oxford 5000 mình đã giới thiệu lúc trước (các bạn có thể thấy mình khá chú trọng ví dụ và highlight từng collocations). Addon mình sử dụng là FWQ – addon này trước là của một anh người Đài Loan viết dc public trên Ankiweb nhưng đã hơn 3 năm ko update gì nên nó chết dần từng service, mình tải về và khôi phục từng service, ngoài ra còn cải tiến 1 vài chức năng phù hợp với việc học của mình. (mình biết tạo hint nhưng ko tạo vì 1 thời gian mình cứ nhìn hint là ngờ ngợ dc 70% từ đó là gì mà chưa đọc tới nghĩa nữa:)))


Bộ Destination B1&2

Addon FWQ mới fix lỗi

Bộ Oxford 5000 mình tạo


Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *